Căn cứ Luật BHXH 2024 và Nghị định số 158/2025/NĐ-CP ngày 25/6/2025 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chủ hộ kinh doanh phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

1. Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025.

2. Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, không phải đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ 01/7/2029.

Theo khoản 4 Điều 33 Luật BHXH 2024 thì Chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương đóng BHXH (Quỹ ốm đau và thai sản, Hưu trí và Tử tuât) với tỷ lệ 25%:

  • 3% trên tiền lương làm căn cứ đóng vào Quỹ ốm đau và thai sản.
  • 22% trên tiền lương làm căn cứ đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất.
  • Tổng hợp về mức đóng BHXH bắt buộc áp dụng chung cho các trường hợp khác bao gồm Chủ hộ kinh doanh và người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương:

chi tiết theo việc phân bổ giữa người lao động và người sử dụng lao động với các trường hợp sau:

Đối tượng tham gia Tỷ lệ đóng Quỹ Đối tượng đóng Căn cứ pháp lý
Phần đóng của Người lao động
Hầu hết đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 8% Hưu trí và Tử tuât Người lao động
(đóng qua tổ chức quản lý)
Luật BHXH 2024 khoản 1 Điều 33
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 22% Hưu trí và Tử tuât Người lao động
(đóng qua tổ chức quản lý)
Luật BHXH 2024 khoản 2 Điều 33
Vợ/chồng của thành viên cơ quan đại diện ở nước ngoài 22% Hưu trí và Tử tuất Đóng qua cơ quan, tổ chức quản lý Luật BHXH 2024 khoản 3 Điều 33
Chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương 25% Ốm đau và Thai sản, Hưu trí và Tử tuất Tự đóng Luật BHXH 2024 khoản 4 Điều 33
Phần đóng của Người sử dụng lao động
Hầu hết đối tượng tham gia BHXH bắt buộc 3% Ốm đau và Thai sản Người sử dụng lao động Luật BHXH 2024 khoản 1 Điều 34
14% Hưu trí và Tử tuất Người sử dụng lao động Luật BHXH 2024 khoản 1 Điều 34
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, hạ sũ quan, binh sĩ, học viên hưởng sinh hoạt phí (bao gồm cả Dân quân thường trực) 22% Hưu trí và Tử tuất Người sử dụng lao động (Bộ quốc phòng/Bộ Công an/Ngân sách địa phương) Luật BHXH 2024 khoản 2 Điều 34, Nghị định 157/2025/NĐ-CP khoản 4,5 Điều 8

 

Căn cứ đóng BHXH bắt buộc:

Căn cứ đóng BHXH bắt buộc được quy định khác nhau tùy thuộc vào chế độ tiền lương áp dụng:

  • Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
  • Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
  • Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên hưởng sinh hoạt phí: Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong 02 năm đầu là 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
  • Mức trần và mức sàn: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH. Khi mức lương cơ sở bị bãi bỏ, mức tham chiếu sẽ thay thế và không thấp hơn mức lương cơ sở đó.

Phương thức và thời hạn đóng BHXH bắt buộc:

  • Đối với người lao động: Thực hiện đóng BHXH cho cơ quan BHXH theo phương thức hằng tháng. Riêng người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có thể đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
  • Đối với người sử dụng lao động: Thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất là:
    • Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng.
    • Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Tạm dừng đóng BHXH bắt buộc:

Người sử dụng lao động có thể được xem xét tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong các trường hợp gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng BHXH, với thời gian tối đa 12 tháng. Sau thời hạn tạm dừng, phải đóng bù.


Cần nhận đầy đủ nội dung các Văn bản trên, hoặc trao đổi thêm bất kỳ nội dung nào khác, quý vị có thể liên hệ tới chúng tôi hoặc tải Công văn 890/BHXH-QLT của BHXH TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn cho các Đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh -> Tại đây

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THT

Email: tht@thtaudit.com.vn | Tel: 028 3517 8796
Tham gia -> Group Zalo và cập nhật sớm nhất các thông tin về Thuế và Kế toán:

Để lại một bình luận