1. Lưu ý khi tạm hoãn hợp đồng lao động
Khi thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động cần phải lưu ý các quyền và nghĩa vụ của mình trước, trong và sau khoảng thời gian thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động. 
- Người lao động cần cân nhắc khi thực hiện tạm hoãn hợp đồng vì khi tạm hoãn hợp đồng thì người lao động sẽ không nhận được lương trong thời gian tạm hoãn. 
- Đồng thời người lao động cũng sẽ không được đóng BHXH và BHYT trong thời gian này, như vậy sẽ rất thiệt thòi cho người lao động. 
- Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động với doanh nghiệp thì người lao động sẽ không được tìm các công việc mới và cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì vẫn còn quan hệ hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
2. Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động bởi người lao động  
Để chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải thực hiện theo trình tự sau: 
- Đầu tiên, người lao động thực hiện thông báo việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thời điểm chấm dứt để đảm bảo thời hạn báo trước tại khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019 (trừ trường hợp không cần báo trước tại khoản 2 điều 35 BLLĐ 2019) 
- Sau đó, thanh toán đầy đủ các khoản tiền phải trả cho người sử dụng lao động trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trong một số trường hợp có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2019). 
- Hoàn thành các công việc còn lại và tiến hành bàn giao lại công việc.
3. Hủy bỏ việc chấm dứt hợp đồng lao động có cần thông báo không?  
Theo Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau: 
“Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.” 
Theo đó, bên muốn hủy bỏ việc chấm dứt hợp đồng lao động cần phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
4. Quy trình xin xác nhận thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động  
Thủ tục miễn giấy phép lao động được quy định tại Điều 8 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP theo các bước sau: 
Bước 1: Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. 
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 10/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Được gia hạn nộp thuế năm 2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2024/CĐ-CP ngày 17/06/2024 về việc gia hạn nộp thuế năm 2024, nội dung chính bao gồm:
- Đối tượng được gia hạn;
- Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; 
- Xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP